Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp (BA) là gì?
Trên những cung đường di chuyển hằng ngày của các tài xế, những tình huống bất ngờ luôn xảy ra, việc chiếc xe không thể dừng lại trước khi va chạm có thể để lại những tai nạn thương tâm. Tuy nhiên trên thực tế, trong những lúc nguy cấp như thế thì lực phanh mà các tài xế tạo ra trong quá trình đạp phanh thường không đủ lớn để có thể giảm tốc độ di chuyển của chiếc xe một cách nhanh và an toàn nhất. Nhằm khắc phục tình trạng nguy hiểm nói trên, các nhà sản xuất thường trang bị cho những chiếc xe của mình hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp (BA).
Vai trò của hệ thống phanh khẩn cấp (BA):
Như vậy với sự trang bị hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp (BA) trên chiếc xe của mình, nhà sản xuất đã hỗ trợ cho những tài xế tạo ra một lực phanh lớn nhất trong thời gian nhỏ nhất giúp chiếc xe có thể dừng lại trước những va chạm đáng tiếc xảy ra.
Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp (BA) cấu tạo và hoạt động như thế nào?
1. Cảm biến tốc độ
2. Màng gắn cảm biến
3. Xi-lanh phanh chính
4. Nam châm
5. Cảm biến mở
6. Khoang công tác
7. Bộ xử lý trung tâm
8. Khoang chân không
9. Bàn phanh.
- Cấu tạo của hệ thống phanh BA bao gồm: cảm biến kiểm soát trạng thái bàn đạp phanh, bộ phận khuếch đại lực phanh bằng khí nén và các van điện được điều khiển bởi ECU trung tâm.
Với công dụng hỗ trợ lực phanh cho các bác tài khi gặp các chướng ngại vật xuất hiện đột ngột trên đường, câu hỏi hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp (BA) hoạt động như thế nào luôn là thắc mắc của rất nhiều người.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp (BA)
Bằng cách cảm nhận việc đạp chân phanh nhanh hay chậm của tài xế thông qua các cảm biến, hệ thống sẽ nhận định tình huống đạp phanh trên có phải là trường hợp đạp phanh khẩn cấp hay không. Từ đó, bộ chấp hành của hệ thống sẽ tăng cường lực phanh tối đa trên hệ thống phanh nhằm đảm bảo rằng chiếc xe sẽ dừng lại một cách sớm nhất có thể.
Với những tiến bộ công nghệ ngày nay, ngoài các cảm biến trên bàn đạp phanh của các tài xế thì các nhà sản xuất tiêu biểu như Mercedes còn trang bị cho hệ thống của mình các cảm biến va chạm trước, cảnh báo cho người tài xế những va chạm có thể xảy ra, từ đó có thể tối ưu lực phanh trên các bánh xe, hạn chế tối đã những va chạm đáng tiếc trên đường.
Những hệ thống khác kết hợp cùng hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp (BA):
Với lực phanh tối đa trên hệ thống, việc bó cứng phanh trên những bánh xe, gây ra sự trượt là điều không thể tránh khỏi khi hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp (BA) hoạt động. Bằng việc trang bị đồng thời hệ thống chống bó cứng phanh ABS & hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD (Electronic Brake-force Distribution) trên những chiếc xe của mình, nhà sản xuất dần loại bỏ được hiện tượng nguy hiểm nói trên trong những chiếc xe của mình, khiến những chiếc xe khi đã tới tay của người dùng trở nên an toàn hơn bao giờ hết.
Giữ khoảng cách an toàn:
Một thử nghiệm thực tế đã cho thấy, trên cùng một đường thử với điều kiện mặt đường là như nhau, để phanh một chiếc xe đang chạy ở vận tốc 100 km/h, hệ thống phanh truyền thống cần quãng đường lên tới 70m, trong khi với trang bị BAS xe sẽ dừng lại trước đó 30m. Đối với một số người dày dặn kinh nghiệm, họ vẫn có thể đáp ứng đủ lực phanh để dừng xe trong các trường hợp khẩn cấp mà không cần hệ thống BA. Tuy vậy, việc phát triển rộng rãi hệ thống BA trên toàn bộ các mẫu xe ngày nay vẫn là điều cần thiết.
Tránh va chạm với các tình huống bất ngờ trên đường đến từ một phần từ khả năng điều khiển chiếc xe, vì vậy giữ khoảng cách an toàn và giữ tỉnh táo khi lái xe trở thành một kĩ năng không thể thiếu của các tài xế.